Bệnh thủy đậu ở gà – Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Thời tiết ở Việt Nam là điều kiện thích hợp để làm xuất hiện các loại mụn ở mào, mắt, da,… của gà. Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh thủy đậu ở gà – một căn bệnh làm gà chết rải rác trong thời gian dài. Để giúp anh em giảm thiểu tối đa tổn thất trong chăn nuôi, 33WIN sẽ mang đến cho bạn phương pháp trị bệnh hiệu quả, đảm bảo khỏi 100%.

Nguyên nhân khiến gà bị bệnh thủy đậu

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu là virus fowlpox, thuộc họ Poxiviridae và bọc bên ngoài là lipid. Loại virus này có sức đề kháng cao và có thể sinh sống thời gian dài trong vỏ đậu, trong chất độn chuồng hoặc dụng cụ chăn nuôi. Virus fowlpox bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao như 50 độ C trong 30 phút hoặc 60 độ C trong 6 phút.

Nguyên nhân khiến gà bị bệnh thủy đậu
Nguyên nhân khiến gà bị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu ở gà lây lan chậm và thường lây qua các vết trầy do cắn mổ hoặc lây qua không khí. Khi gà mắc bệnh này, lớp thượng bì của biểu mô ở đường hô hấp như miệng, hầu, họng và thực quả dễ bị tăng sinh và thoái hóa nhanh chóng. Loại bệnh này rất phổ biến và gà có tỷ lệ mắc bệnh từ 10 – 95%.

3 triệu chứng của bệnh thủy đậu ở gia cầm – gà

Bệnh thủy đủ có thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày sau đó sẽ bộc phát ra bên ngoài ở ba thể khác nhau.

Thể ngoài da

Đây là biểu hiện phổ biến ở cả gà con và gà trưởng thành. Những vùng không có lông như mào, tích, xung quanh vùng mắt, miệng, mũi hoặc ngón chân sẽ xuất hiện mụn đậu. Gà sẽ khó lấy thức ăn và nước uống nên rất dễ sụt ký và mất sức.

Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu ở gà là những vết mụn nhỏ, có màu trắng sau đó kích thước lớn lên và chuyển sang màu vàng sáng. Theo thời gian các đốt mụn đậu sẽ vỡ ra và đóng vảy tạo thành sẹo nâu hồng, gây mất thẩm mỹ trên da. Nếu không được điều trị, các vết thương sẽ bị nhiễm trùng và khiến da bị hoại tử trầm trọng.

3 triệu chứng của bệnh thủy đậu ở gia cầm – gà
Các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở gia cầm – gà

Thể niêm mạc

Thể niêm mạc hay còn gọi là thể ướt, phổ biến nhiều ở gà con từ 3 đến 4 tuần tuổi. Khi mắc bệnh thủy đậu ở gà, gà sẽ bị khó thở, bỏ ăn hoặc bị sốt,… Niêm mạc phần trên đường hô hấp và tiêu hóa xuất hiện màng giả. Lớp màng này sẽ dày hơn ở mũi và mắt , gây khối mủ khiến gà ngạt thở, còi cọc và thậm chí là chết.

Thể hỗn hợp

Thể hỗn hợp dễ bắt gặp ở gà con trong độ tuổi 3 hoặc 4 tuần. Thể hỗn hợp là sự kết hợp của thể niêm mạc và thể da với mụn đậu xuất hiện trên da và cả niêm mạc. Nếu vi khuẩn kế phát mà điều kiện vệ sinh kém, chăm sóc và chữa trị không đúng cách sẽ khiến gà con dễ chết hơn.

Làm sao để phòng bệnh thủy đậu ở gà?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì vậy mà để sớm ngăn chặn bệnh hình thành, bạn có thể kết hợp các giải pháp sau:

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho gà. Đặc biệt là khẩu phần ăn của gà phải cân bằng được các yếu tố dinh dưỡng như có đủ các loại vitamin, điện giải và chất khoáng.
  • Vệ sinh môi trường sống, chuồng trại của gà sạch sẽ, đúng quy định. Các dụ cụ chăn nuôi, ăn uống cần được làm sạch thường xuyên nhằm đảm bảo không xuất hiện mầm bệnh. Đặc biệt, để phòng bệnh thủy đậu ở gà hiệu quả, chuồng nuôi phải ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, tạo điều kiện tốt nhất để gà sinh trưởng và phát triển bình thường.
Làm sao để phòng bệnh
Làm sao để phòng bệnh?
  • Bên cạnh đó, chuồng trại cần được sát trùng định kỳ với các loại thuốc sát trùng đạt chuẩn để sớm tiêu diệt mầm bệnh.
  • Thường xuyên quan sát tình trạng sức khỏe của gà để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

Phương pháp điều trị bệnh thủy đậu ở gà hiệu quả 100%

Hiện nay chưa có thuốc để đặc trị cho bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, anh em có thể sử dụng các phương pháp sau đây để điều trị, sẽ giúp gà mau khỏi bệnh:

  • Sử dụng xanh methylen hoặc glycerin 10%: Bệnh thủy đậu xuất hiện có thể do điều kiện sống, do virus gây nên. Vì vậy mà sử dụng hai loại thuộc trên để sát khuẩn và làm sạch cách vết mụn sẽ giúp mụn khô và bong tróc tong 3 – 4 ngày.
  • Thuốc thú y có thành phần Oxytetracycline hoặc Neomycin nhỏ vào miệng gà để có thể nhanh chóng điều trị bệnh thủy đậu ở gà.
  • Ngoài ra, trong quá trình bị bệnh, mọi người có thể tăng sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung sản phẩm trợ lực như MEBI-ADE, BCOMPLEX C, MEBILACTYL 4 WAY WS,… Đặc biệt là niêm mạc của gà lúc này rất yếu nên có thể tăng cường vitamin A để bảo vệ mắt cho gà.
  • AMOX AC 50%, MEBI-AMPICOLI, FLOPHENICOL 5%,… là các thuốc kháng sinh chống nhiễm bội, có công dụng điều trị bệnh thủy đậu ở gà hiệu quả. Bạn pha thuốc vào nước uống hoặc có thể trộn trong thức ăn, cho gà sử dụng 2 lần/ngày trong 3 – 5 ngày liên tục sẽ thấy được hiệu quả.
Phương pháp điều trị bệnh thủy đậu ở gà
Phương pháp điều trị bệnh thủy đậu ở gà

Lời kết

Bệnh thủy đậu ở gà rất phổ biến, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm mầm bệnh lây lan, khiến gà còi cọc và chết. Tuy nhiên, bệnh này có thể chữa trị nhanh chóng nếu bạn áp dụng đúng phương pháp. Hy vọng qua những thông tin mà 33WIN chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn sớm ngăn chặn được bệnh lây lan cũng như có cách điều trị hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *